“Vua cổ vật Sài Gòn” hiến tặng gần hết tài sản cho biển đảo
Vua cổ vật Sài Gòn: “Thiên hạ vô đối”!
Đây là lần đầu tiên triển lãm “Sen trên cổ vật”, nhằm giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt. Triển lãm góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy văn hóa Việt.
Trong triển lãm này, cổ vật cung đình triều Nguyễn có sen thường là đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà. Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ, hình tượng hoa sen được khắc họa hết sức tinh xảo, mềm mại làm cho các đồ dùng Hoàng gia trở nên sang trọng, quý giá.
Kiếm trang trí hoa sen mẫu đơn và kiếm trang trí hoa sen cách điệu làm bằng vàng, bạc, ngà và đồi mồi, thời Nguyễn, thế kỉ 19 – 20.
Tiến sĩ Phạm Quốc Quân (nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) cho biết: Hoa sen thể hiện trên các cổ vật đều được cách điệu hóa rất nhiều, cách điệu hóa thành bông sen, cách điệu hóa thành những sen dây. Về mặt cốt lõi, hoa sen trong các cổ vật cung đình được tỉa tót, thể hiện sự nghiêm cẩn cũng như đẳng cấp cao trong xã hội so với những đồ vật dân gian.
Hình ảnh hoa sen vừa dân dã vừa lại thanh cao tuy cách điệu nhưng lại rất hiện thực. Hoa sen vừa là tôn giáo tín ngưỡng nhưng nó lại rất dân gian, kết hợp nhuần nhuyễn đời sống tâm linh và đời sống hiện thực của người Việt lúc đó.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng chủ đề gợi cho người xem rất nhiều suy nghĩ khác nhau. Điều quan trọng là thấy giá trị hoa sen gắn với đời sống của người Việt và cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo trong nghệ thuật của dân tộc.
Bộ sưu tập bằng vàng in họa tiết hoa sen thời Nguyễn thế kỉ 19 – 20.
Hộp chạm hoa lá trong ô cánh sen (trái) và hộp trang trí nổi cánh sen bằng vàng thời Nguyễn.
Thân hộp hình đài sen bằng vàng thời Nguyễn.
Bộ đôi chân nến hình khóm sen bằng vàng, thế kỉ 19- 20. Những đường gân nổi rất rõ, đặc biệt phía trên là những hình khóm sen gồm có bông sen, đài sen, nụ sen, nhụy sen.
Những nghệ nhân triều Nguyễn như thổi hồn vào hiện vật, những bông hoa sen như vươn nở từ dưới bùn, hướng tới những niềm cao cả, trong sáng.
Hộp hình hoa sen bằng vàng, nạm đá quý, thế kỉ 19 – 20. Nét nhấn của chiếc hộp này là những lá sen có hình gân rất đẹp.
Chậu trang trí lá sen bằng vàng, thế kỉ 19 – 20. Đây là hiện vật khá đặc sắc trong bộ sưu tập. Chậu hình lá sen bằng vàng có vành miệng loe ngang. Điểm đặc sắc của chậu này là nghệ nhân đã dùng những cọng sen, cánh sen tạo thành chân đế, trông như một khóm sen, thể hiện rất đẹp đẽ.
Mũ trang trí cánh sen bằng vàng, văn hóa Chăm-pa, thế kỉ 17 – 18. Văn hóa Chăm-pa bị ảnh hưởng bởi hai tôn giáo Ấn Độ giáo và Phật giáo. Chính vì thế, những công trình kiến trúc tôn giáo hay vật dụng đều trang trí những họa tiết hoa sen.
Ấm đúc nổi hình khóm sen trong ô cánh sen, làm bằng bạc, có từ thời Nguyễn.
Đỉnh chạm khắc nổi hoa sen dây cách điệu làm bằng ngọc thời Nguyễn.
Bình chạm nổi hoa sen dây cách điệu bằng ngọc thế kỷ 10 – 20 và bình trang trí nổi sen, mai, lưu, tùng, chất liệu đồng – vàng.
Hộp hình hoa sen thời Nguyễn, thế kỉ 19 – 20.
Hộp đúc nổi hình sen – uyên ương bằng bạc triều Nguyễn, thế kỉ 19 – 20.
Tượng tiên nữ cầm hoa sen làm bằng ngọc, có từ thời Nguyễn. Tương truyền nếu người nào trong nhà thờ hai vị tiên cô thì sẽ may mắn hạnh phúc trong gia đình. Tượng thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình Huế.
Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen làm bằng gỗ sơn, có từ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18. Đây là một trong khoảng 100 hiện vật được Bảo tàng Lịch sử quốc gia tập hợp trưng bày dưới dạng một triển lãm chuyên đề mang tên "Sen trên cổ vật" ra mắt công chúng.
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề ngồi trên tòa sen đồng khảm tam khí, có từ thời Nguyễn, thế kỷ 19-20. Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ, sự giác ngộ và tinh thần bất nhiễm.
Bức đại tự trang trí hình lá sen, xung quanh diềm có trang trí hình hoa sen. Đây là bức chúc cho những người văn chương thêm giỏi giang.
Khay trang trí sen, mẫu đơn, bầu, đào, bằng đồng tráng men nhiều màu, thời Nguyễn.
Lư hương trang trí hình rồng chầu sen.
Trang trí kiến trúc bằng hoa sen, chất liệu đất nung, thời Lý, thế kỉ 11 - 13
Đĩa vẽ hoa sen bằng gốm nhiều màu, thời Lê Sơ, thế kỷ 15.
Triển lãm sẽ kéo dài từ nay đến hết tháng 9 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Source : 24h[dot]com[dot]vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét