Những “cạm bẫy chết người” trong khởi nghiệp CNTT
FPT, Samsung, Google lọt “top” 10 nhà tuyển dụng CNTT tại VN
Một báo cáo vừa được JobStreet thực hiện trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nói về mức lương trung bình của 10 ngành nghề có lương cao nhất (tính từ tháng 6.2014 tới tháng 5.2015) là Y tế, Thư ký/Trợ lý/Điều hành, Công nghệ thông tin (CNTT), Quản lý khách sạn, Kỹ sư, Kinh doanh bán hàng, Bất động sản,...
Riêng mảng CNTT, báo cáo cho rằng, sinh viên mới ra trường có mức lương trung bình từ 6 - 8,3 triệu đồng. Mức lương cho cấp nhân viên là 7,8 - 13,6 triệu đồng nếu làm về phần mềm, 6,8 - 10 triệu đồng nếu làm trong lĩnh vực viễn thông và 5,7 - 9 triệu đồng nếu làm về phần cứng.
Báo cáo đưa ra mức lương trung bình dựa trên hơn 60.000 mẫu tin tuyển dụng.
Ngoài ra, mức lương trung bình của nhân viên có từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm là gần 19 triệu đồng, xếp thứ 3 trong danh sách 10 ngành nghề, sau Y tế, Thư ký/Trợ lý.
Tuy nhiên, nếu ở vị trí quản lý thì những người làm việc trong nhóm ngành CNTT sẽ nhận được mức lương trung bình 24,6 triệu đồng. Mặc dù có mức lương cao hơn so với nhân viên, nhưng con số này chỉ xếp thứ 6 khi so sánh với các ngành nghề khác.
Cụ thể, ở cấp quản lý cấp cao/trưởng nhóm/giám sát viên, mức lương trung bình tương ứng cho lĩnh vực phần mềm và phần cứng lần lượt là 12,3 - 22,3 triệu đồng và 12,1 - 18 triệu đồng.
Trước đó, theo Sách Trắng CNTT Việt Nam 2014, mức lương trung bình trong năm 2013 của nhân sự CNTT làm phần mềm là 5.025 USD/năm (quy đổi khoảng trên 9 triệu đồng/tháng), phần cứng là 2.301 USD/năm (quy đổi khoảng trên 4,1 triệu đồng/tháng).
Theo đơn vị thực hiện khảo sát, việc công khai mức lương khi đăng tin tuyển dụng thường không được các nhà tuyển dụng chú trọng, thay vào đó là "thỏa thuận khi phỏng vấn". Do đó, mức lương trung bình mà đơn vị này đưa ra dựa trên khảo sát hơn 60.000 mẫu tin tuyển dụng thực tế sẽ giúp sinh viên mới ra trường, người tìm việc định hình được mức lương mình có thể nhận được khi xin việc.
"Tại Việt Nam, 60% người lao động không biết thông tin về mức lương trước khi ứng tuyển, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, 54% lao động Việt Nam cho rằng mình nhận được mức lương thấp hơn so với thị trường, và có đến 80% nhân sự trong nước không hài lòng về mức lương", báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo, mức lương của người lao động Việt vẫn chưa cao khi 31% người lao động có mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng, trong khi 36% phải chi tiêu từ 2 - 4 triệu đồng/tháng. Chính vì vậy, 68% người lao động Việt Nam cho rằng, “thu nhập không đủ chi tiêu” và sống “khá chật vật vào mỗi cuối tháng”.
Do đó, khi được hỏi trong khảo sát, 94% nhân sự tại Việt Nam mong muốn được biết về mức lương trước khi ứng tuyển. Ngược lại, phía nhà tuyển dụng vẫn còn tồn tại những lý do khiến họ không muốn chia sẻ thông tin về mức lương khi đăng tin bởi lo sợ “mức lương không cạnh tranh, khó thu hút ứng viên” hay lo ngại “lộ thông tin về lương đối với nhân viên nội bộ”.
Chính điều này đã khiến nhiều ứng viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường và nhân viên ít kinh nghiệm gặp khó khăn khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, cũng như khó tìm được việc làm với mức lương mong muốn.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến từ nhà tuyển dụng cho rằng, việc chia sẻ thông tin mức lương với ứng viên trước khi phỏng vấn sẽ giúp mang lại những lợi ích nhất định, như tiết kiệm thời gian và công sức đàm phán giữa hai bên, cũng như khiến họ dễ dàng thu hút được ứng viên trong ngân sách mà công ty quy định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét