Trong những năm gần đây, thủ đô Rome của Ý, nơi được mệnh danh là “thành phố vĩnh cửu” với sự hiện diện của Tòa thánh Vatican, đã phải đau đầu lo đối phó với tình trạng hàng loạt gái mại dâm đổ xô về đây hành nghề.
Ở Rome, hoạt động mại dâm đã có từ rất lâu đời. Dưới thời Đế chế La Mã cổ đại, các lao động tình dục được xem là những người nằm dưới đáy xã hội. Một số người cho rằng chuyện này xưa nay vẫn vậy và không có thay đổi gì nhiều trong 3.000 năm qua.
Hình ảnh những cô gái mại dâm hoạt động trên hè phố Rome bị coi là một “vết nhơ” gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thành phố xinh đẹp này, thế nhưng nhiều lệnh cấm mại dâm đã được ban hành nhưng đều thất bị vì nhiều lý do khác nhau.
Mới đây, nhà chức trách Rome đã quyết định đưa ra một kế hoạch mới để đấu tranh với nạn mại dậm, đó là dồn các cô gái bán tới những con phố không có dân cư sinh sống, hay nói cách khác là lặp hẳn một “phố đèn đỏ” tách biệt với khu dân cư.
Những người đề xướng kế hoạch này giải thích rằng khi hoạt động trong khu vực này, các lao động tình dục vừa có thể phục vụ khách làng chơi vừa có thể tránh được sự soi xét của các bà vợ, bà mẹ và con cái họ, trong khi khách làng chơi có thể bí mật chơi bời thoải mái hơn.
Một trong những điểm nóng về nạn mại dâm ở Rome là quận EUR, nơi hàng trăm gái mại dâm bắt đầu rao bán thân trước lúc mặt trời lặn, họ thường mồi chài khách gần các công viên và vỉa hè là nơi những cặp tình nhân già, trẻ và các gia đình đang đi tản bộ.
Ông Paolo Lampariello, người đứng đầu nhóm công dân ủng hộ việc thành lập “phố đèn đỏ” phẫn nộ chỉ ra những chiếc bao cao su vứt bừa bãi trên thảm cỏ và nói: “Không còn nơi nào là linh thiêng nữa rồi. Bây giờ, gái mại dâm còn dám hành nghề trên các bậc tam cấp của nhà thờ, thậm chí sau tượng của Gandhi”.
“Đây không chỉ là vấn đề đối với cánh đàn ông, mà phụ nữ, những người vợ, người mẹ không nên nhìn thấy những chuyện này. Bây giờ hễ các bà, các mẹ mỗi khi đứng ngoài ban công và nhìn xuống là thấy, thấy gì thì các bạn cũng biết rồi đấy”, ông nói trong xót xa.
Tuy nhiên, “những khu vực được phép” này đang vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Nhà thờ Công giáo, các nhóm bảo vệ nhân quyền và chính những người hành nghề mại dâm.
Các cô gái hành nghề mại dâm cho rằng chính quyền đang can thiệp thô bạo vào “nồi cơm” của họ, bởi ở Ý có một đạo luật cấm các nhà thổ hoạt động nhưng không hề cấm việc gái mại dâm mồi chài khách trên đường.
Tại quận EUR, rất nhiều lao động tình dục đã lẩn trốn khi phóng viên đến gần. Nicola, một người chuyển giới 24 tuổi đến từ Uruguay cho biết những người hành nghề như cô kịch liệt phản đối việc thành lập “phố đèn đỏ” ở cách xa khu dân cư.
Các lao động tình dục cho rằng các nhà chức trách đang gây khó khăn cho họ nếu ép họ cùng hoạt động trong một khu vực. “Chính phủ đẩy chúng tôi vào một khu phố nhỏ và do đó cuộc chiến sẽ rất khốc liệt. Đây sẽ là một cuộc giành giật đẫm máu bởi có rất nhiều người hiện đang kiếm sống với nghề này”, Nicola nói.
Theo Nicola, những đối tượng dễ tổn thương nhất bởi quyết định này là các gái mại dâm chuyển giới, những người hoạt động tự do không có sự bảo kê của các tú bà và các thế lực ngầm.
Trong khi đó, chính Nhà thờ Công giáo cũng đã lên tiếng phản đối kế hoạch của nhà chức trách Rome. Họ cho rằng thay vì lập nên những khu đèn đỏ, thành phố và chính phủ Ý nên cấm tệ nạn mại dâm hoặc ít nhất nên học theo đường lối mà Thụy Điển đã đi tiên phong. Đó là nhắm vào những khách làng chơi và quy định xử phạt người mua dâm chứ không phải người bán dâm.
Giám mục Aldo Buonaiuto, đại diện của nhóm cứu trợ Công giáo đã gọi kế hoạch trên là sự hợp pháp hóa nạn bóc lột phụ nữ. “Về cơ bản mà nói, những gì họ muốn là biến nước này trở thành một đất nước của những mụ tú bà”, ông nói một cách châm biếm.
Tuy nhiên, ông Ignazio Marino, thị trưởng thành phố Rome nói rằng người ta phản đối chỉ vì không nắm bắt được phạm vi của vấn đề. Đơn cử như người tiền nhiệm của ông đã cấm gái mại dâm kiếm khách trên đường và “ăn mặc khiêu gợi” trong quy định “luật váy ngắn” từng bị đả kích mạnh mẽ. Cả hai biện pháp này đã không thu hút được sự chú ý bởi vì không đủ lực lượng cảnh sát để áp đặt các quy định mới và pháp luật mơ hồ đã gây khó khăn khi kết tội những tú bà hoặc người mua bán tình dục.
Ông đã trích một lá thư mà một người bà gần đây đã viết sau khi đưa đứa cháu gái 4 tuổi ra công viên và trên tay cầm một “bao cao su đã qua sử dụng” khi về nhà. Ông Marino nói rằng một dự án “không hoàn hảo” còn hơn là không làm gì và chỉ phó mặc cho số phận. “Tình trạng lộn xộn của vấn nạn này đã xảy ra trên đất nước, nhưng chúng ta phải làm một điều gì đó. Không thể để mọi thứ như hiện trạng bây giờ được nữa”, ông nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét