Quỹ dự trữ Quốc gia quốc vương Oman (SGRF) là quỹ thịnh vượng lớn nhất của Oman, được thành lập năm 1980 bởi Chính phủ Oman với tổng tài sản lên tới 35 tỷ USD. SGRF đã và đang đầu tư khá nhiều cảng biển lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Bỉ, Brasil với tổng giá trị trên 1 tỷ USD.
Theo đó, SGRF đã thành lập công ty đầu tư Oman Brunei (OBIC), công ty này là một liên doanh 50-50 giữa SGRF và Cơ quan Đầu tư Brunei, chuyên bán và cho thuê máy bay của các hãng hàng không ở Trung Đông và trên toàn cầu.
Ảnh: Internet
“Cho thuê máy bay là một kế hoạch đầu tư hấp dẫn và chúng tôi sẽ mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội để tham gia vào các lĩnh vực thông qua một quỹ cho thuê hàng không”, Abeer Al Abduwani, giám đốc điều hành của OBIC nói.
Công ty cho thuê máy bay Oman Brunei (OBALC) chiếm 30% cổ phần của SGRF, 60% của OBIC và 10 % của các nhà đầu tư khác.
Trước đó, vào năm 2008, Vương quốc Hồi giáo Oman và Libya cũng đã ký kết một thỏa thuận 500 triệu USD để thành lập một công ty liên doanh có trụ sở tại Tripoli.
Cụ thể, SGRF đầu tư vào các dự án kinh tế, bất động sản, du lịch, công nghiệp, dịch vụ và năng lượng và thêm vào đó, sẽ thành lập một công ty cổ phần để thực hiện các dự án khác nhau.
SGRF sẽ đại diện cho Oman trong Công ty cổ phần Đầu tư Oman-Libya. Thỏa thuận trong dự án hợp tác giữa Oman và Libya sẽ được đại sứ của Oman ở Libya, Tiến sĩ Qasim bin Mohammed al Salhi ký kết nhân danh Vương quốc Hồi giáo Oman.
SGRF và các nhà đầu tư khác cũng từng đầu tư 53 triệu USD vào một công ty năng lương mặt trời GlassPoint Solar của Mỹ. Công ty này chuyên tạo ra những chiếc máy phát điện hơi nước sử dụng năng lượng mặt trời để thúc đẩy năng suất của các giếng dầu.
Các dự án đầu tư vào năng lượng của SGRF xuất phát từ thực tế Oman là một nước xuất khẩu dầu nhưng lại thiếu các nguồn dự trữ dồi dào của các nước láng giềng vùng Vịnh, vì vậy họ rất mong muốn nhận được nhiều nguồn dự trự bằng cách bơm hơi áp suất cao vào giếng dầu.
Mới đây, SGRF đã gửi đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ để bày tỏ mong muốn trở thành đối tác chiến lược của Cảng Hải Phòng do Vinalines nắm cổ phần chi phối.
SGRF sẵn sàng mua toàn bộ phần vốn Nhà nước muốn thoái tại Cảng Hải Phòng nếu phương án bán 29,68% cổ phần cho đối tác này có sự thay đổi.
“Nếu mức thoái vốntiếp theo vượt quá tỷ lệ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu theo các quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi sẵn lòng hợp tác với các công ty trong nước được Chính phủ giới thiệu hoặc chỉ định để thiết lập tổ hợp nhà đầu tư”, nhà đầu tư này cho biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét