Tỷ lệ thống kê này được Cục Thương mại điện tử & Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) đưa ra trong báo cáo về tình hình kinh doanh thông qua các phương thức thương mại điện tử năm 2014.
Theo báo cáo này, trong số những người Việt tham gia cuộc khảo sát thì có tới 53% cho biết sử dụng mạng xã hội như một kênh mua hàng thường xuyên của mình. Tỷ lệ này đã tăng khoảng 8% so với năm 2013.
24% doanh nghiệp cho rằng họ rất hài lòng khi sử dụng hình thức tiếp thị sản phẩm qua mạng xã hội.
Bên cạnh các hình thức mua hàng online khác, mạng xã hội đang trở thành kênh mua sắm phổ biến
Dù vậy, lượng khách hàng mua sắm trực tuyến thông qua website bán hàng hóa/dịch vụ vẫn chiếm trên 70%.
Về doanh thu, năm 2014 tổng doanh thu nhóm sàn giao dịch TMĐT tham gia khảo sát năm 2014 đạt 1.662 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2013. Trong đó, riêng top 10 website dẫn đầu thị trường có tổng doanh thu chiếm tới 75%. Dẫn đầu trong top website có doanh thu “khủng” nhất là Lazada, chiếm 36,1% tổng doanh thu, vượt qua các đối thủ tên tuổi như ebay, vatgia hay chodientu…
Nhóm 5 mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên các website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: thời trang (44%); máy tính và mạng (43%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); điện thoại (41%); hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng (25%).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét