Năm nay, phố ông đồ Hà Nội được mở từ những ngày giáp Tết, bao quanh Văn Miếu. Không chỉ có các ông đồ lớn tuổi ngồi viết chữ như mọi năm, còn có nhiều bạn trẻ thể hiện tài năng thư pháp của mình một cách điêu luyện và chuyên nghiệp. Thu Hà chia sẻ năm nào cô bạn cùng gia đình cũng dành thời gian đi Văn Miếu, cũng như dạo phố ông đồ vào những ngày đầu năm. Tuy vậy nhưng cảm xúc mỗi lần ghé thăm con phố này đều rất đặc biệt và khó tả.
Màu đỏ của giấy, màu đen và mùi hương đặc trưng của mực tàu khiến Thu Hà cảm thấy không khí mùa xuân đang tràn về mọi nơi. Với cô bạn, việc xin chữ đầu năm rất ý nghĩa và thiêng liêng. “Chữ nho của người xưa thường mang ý nghĩa rất thâm thúy và sâu sa, một chữ tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng nghĩa, nhiều bài học răn dạy lòng người cao quý. Chính vì vậy, sau khi xin chữ về, mình thường dành một góc riêng, thường là ở xung quanh khu vực bàn thờ để treo. Không chỉ vậy, việc xin chữ của ông đồ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa cổ truyền, đặc trưng cho ngày Tết của dân tộc, đã đi vào nhiều tác phẩm thơ ca.”
Thu Hà sở hữu nụ cười rạng rỡ thu hút mọi ánh nhìn.
Màu đỏ của giấy mang không khí xuân rực rỡ, rộn ràng về ngập tràn trên con phố.
Thu Hà đã xin dòng chữ “Người tài phải học mới nên” – như một lời răn dạy về sự chăm chỉ, cần cù, lòng kiên nhẫn và bền bỉ. Những ngày Tết, ngoài việc đi Văn Miếu, Thu Hà cùng gia đình cũng dành thời gian đi thăm ông bà nội ngoại, các cô bác, họ hàng. Trong năm mới, cô nàng có mong ước sức khỏe, bình an cho cả gia đình, cũng như việc học hành của mình sẽ được suôn sẻ.
Cô bạn dễ thương cũng không quên gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp, vạn sự như ý tới tất cả mọi người.
Cô bạn chăm chú xem ông đồ viết chữ nho trên mực tàu giấy đỏ...
...và còn tinh nghịch thử viết theo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét