Dưới đây là 5 thủ thuật tinh vi mà tin tặc hay sử dụng và những điều mà người dùng internet nên lưu ý để khỏi bị sập bẫy.
1. Gửi các email giả mạo
Tất cả các cư dân mạng sử dụng email cho công việc hoặc mục đích cá nhân. Chính điều đó đã nâng email trở thành một trong những phương pháp tiện lợi, đơn giản nhất để liên lạc với một ai đó và cũng là phương tiện để những kẻ xấu dụ dỗ người dùng.
Hầu hết các thư giả mạo phổ biến có nội dung chiến thắng xổ số hay có một ai đó giàu có đang muốn đầu tư tiền thông qua bạn hoặc liên quan đến một khoản tiền được thừa hưởng từ một người nào đó mà bạn chưa hề hay biết.
Các bức thư điện tử kiểu như thế này thường rất dễ có file đính kèm cài đặt phần mềm gián điệp hoặc virus khi bạn mở các tập tin đó ra.
Đối diện trước tình huống đó, người dùng cần cảnh giác không tải file đính kèm về và cũng không gửi những thông tin chi tiết cho những người gửi thư mà bạn không biết rõ về họ.
2. Website và ứng dụng giả mạo
Bạn có thể bị lừa do truy cập phải các trang web giả hoặc cài đặt phải các ứng dụng cho điện thoại/máy tính giả. Nhiều website ngân hàng giả nhìn như thật còn bày trò yêu cầu bạn nhập mật khẩu và số chứng minh thư của bạn. Một khi bạn điền những thông tin này, sẽ bị những hacker đứng đằng sau dùng để truy cập vào tài khoản thật của bạn.
Cách dễ nhất để phát hiện ra đó có phải là website ngân hàng giả hay không là ở chỗ bạn hày nhìn vào thanh địa chỉ trình duyệt. Kiểm tra xem địa chỉ website đó có “https:” ở đầu tên hay không. Bởi vì đây chính là dấu hiệu thể hiện độ tin cậy và chứng chỉ an toàn mà các trang web hợp pháp, đặc biệt là tất cả các trang web ngân hàng đều sử dụng.
Đối với các ứng dụng, bạn cần kiểm tra tên nhà phát triển chúng (cái này thường được viết ở dưới tên ứng dụng trong các cửa hàng ứng dụng) và xem các phần nhận xét chi tiết về bất kỳ ứng dụng liên quan đến giao dịch ngân hàng nào trước khi cài đặt chúng. Lưu ý rằng, chỉ tải về các ứng dụng ngân hàng từ các kho ứng dụng chính thống.
3. Lừa bán hàng đại hạ giá
Nếu bạn nhìn thấy một sản phẩm có giá bán chào hàng thấp hơn nhiều so với giá bán thông thường trên các gian hàng điện tử thì rất đó có thể đó là một cái bẫy.
Một khi kích vào đó, sẽ thường có yêu cầu trả tiền trước. Nếu làm theo thì đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị mất trắng tiền. Hoặc đây có thể là những đồ giả, đồ trái phép. Trước các thông tin này bạn nên cẩn trọng, kiểm tra mã sản phẩm và nhà phân phối cũng như xác minh người bán trước khi quyết định đặt mua hàng.
4. Ghi chép các thao tác trên bàn phím (Key logger)
Keylogger là tên gọi chung cho các phần mềm mà một khi được cài đặt trên một máy tính có thể cho phép ghi lại từng thao tác mà bạn thực hiện trên bàn phím máy tính. Từ đó cho phép một kẻ lừa đảo nào đó có thể thực hiện truy cập vào các trang web quan trọng của bạn (hòm thư, facebook hay một giao dịch trực tuyến nào đó…) bằng cách tìm lại các chi tiết mà bạn đã thực hiện trên bàn phím.
Hiện tượng “keylogger” thường dễ bị cài đặt ở các máy tính công cộng. Về cơ bản sẽ không có cách nào để phát hiện ra nếu keylogger đang chạy trong chế độ nền. Cho nên bạn cần lưu ý tránh sử dụng tên và mật khẩu trên bàn phím máy tính công cộng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bàn phím ảo để thay thế. Đối với hệ điều hành Windows 8, bạn có thể tìm kiếm bàn phím ảo một cách dễ dàng khi thực hiện các thao tác sau: Start menu > All programs > accessories > ease of access > on-screen keyboard.
5. Gọi điện, quảng cáo giả để lấy thông tin thẻ ngân hàng
Có rất nhiều quảng cáo từ các ngân hàng chưa rõ mà bạn cần tránh. Thông thường sẽ không có bất kỳ một ngân hàng nào sẽ sử dụng cách gọi điện hay quảng cáo để yêu cầu chi tiết về thẻ tín dụng của bạn. Cho nên bất kỳ một cuộc gọi tự xưng từ ngân hàng và yêu cầu chi tiết về ngân hàng của bạn rất có thể là một cái bẫy.
Bạn cần tránh chia sẻ thông tin liên quan đến thẻ ngân hàng hay giao dịch ngân hàng trực tuyến với bất kỳ ai qua điện thoại, hoặc thậm chí không nên tiết lộ bất kỳ một chút thông tin gì cho những người gọi mạo nhận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét