Theo thông tin mới nhất từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để để trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Phương pháp được IMF sử dụng để đưa ra kết luận trên là ngang giá sức mua (PPP).
Quy luật ngang giá sức mua của đồng tiền xuất phát từ một thực trạng là đồng tiền ở mỗi nước luôn chênh lệch nhau: Cùng là một chiếc áo sơ mi, khi được mua ở Thượng Hải sẽ có mức giá rẻ hơn khi mua ở San Francisco. Vì vậy, sẽ không hợp lý nếu như so sánh và đánh giá quy mô nền kinh tế của các quốc gia mà không tính đến sự chênh lệch này. Mặc dù thu nhập của người dân Trung Quốc thấp hơn nhiều so với thu nhập của người Mỹ nhưng nếu chỉ chuyển đổi đơn thuần thu nhập từ đồng nhân dân tệ sang đồng USD rồi đem so sánh thì sẽ định lượng sức mua của người Trung Quốc thấp hơn giá trị thực tế.
Vì vậy, IMF đã sử dụng cả hai phương pháp tính: bằng tỷ giá hối đoái và ngang giá sức mua (PPP). Dựa trên hai phương pháp này, Trung Quốc đã đánh bại Mỹ để vươn lên thống lĩnh ngôi đầu và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo biểu đồ dưới đây do IMF cung cấp, thế giới vừa chứng kiến thời điểm kinh tế Trung Quốc cắt ngang và vượt mặt kinh tế Mỹ. Cũng theo đó, ước tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc sẽ chiếm đến 16.48% sức tiêu thụ trên toàn thế giới ( 17,632 nghìn tỉ đô la Mỹ) trong khi Mỹ chỉ chiếm 16, 28% (tương đương 17,416 nghìn tỉ đô la Mỹ).
Dựa trên cơ sở sức mua, kinh tế Trung Quốc đã cắt ngang và vượt mặt kinh tế Mỹ
Tuy nhiên, nếu vẫn theo cách tính dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường, không dựa trên sức mua, Trung Quốc vẫn sẽ phải mất một thời gian nữa nếu muốn bắt kịp với Mỹ. Cụ thể, GDP của Trung Quốc vẫn thấp hơn 6,5 nghìn tỉ đô so với Mỹ. Rõ ràng, đây không phải là con số mà Trung Quốc có thể vượt qua trong một sớm một chiều và quốc gia đông dân nhất thế giới này vẫn còn cả một con đường dài phải đi để “vượt mặt” Mỹ.
Trung Quốc vẫn còn cả một chặng đường dài để đánh bại Mỹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét