Ngày 28/10, tướng Toshiyuki Roku, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Thử nghiệm và Phát triển Không quân Nhật Bản viết trên tờ Japan Military Review rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mua 5000 quả tên lửa không đối không R-73 và R-77 của Nga trong thời gian tới.
Tiêm kích Su-30MK phóng tên lửa tầm trung R-77
Hiện nay, Trung Quốc được cho là nước có kho tên lửa phong phú nhất thế giới, song các loại tên lửa không đối không do nước này tự sản xuất như PL-12, SD-10A và PL-9C đều được thiết kế dựa trên công nghệ của Ukraine và không thể đọ được với các loại tên lửa hiện đại của Mỹ.
Bởi vậy, tướng Roku cho rằng quân đội Trung Quốc đã hướng về phía Nga để mua sắm các loại tên lửa không đối không do Nga sản xuất để có thể đối đầu với Mỹ và Nhật Bản trong bất cứ cuộc xung đột tiềm tàng trên không nào.
Cũng theo ông Roku, trong thời gian qua, Trung Quốc đã tung tiền sắm 1.500 quả tên lửa R-77 và 3.300 quả R-73 từ Nga để trang bị cho không quân của mình.
Tên lửa tầm ngắn R-73 được phát triển từ năm 1985, và được coi là tên lửa không đối không mạnh nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ưu việt hơn cả tên lửa AIM-9M được các lực lượng NATO sử dụng từ năm 1982.
Tên lửa không đối không tầm trung R-77 được Nga sản xuất từ năm 1992
Trong khi đó, tên lửa tầm trung R-77 được thiết kế vào năm 1992 với các đặc tính giống như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hiện đại của Mỹ.
Trước động thái trên của Trung Quốc, tướng Roki cho rằng trước khi mua được chiến đấu cơ F-35A tối tân của Mỹ, quân đội Nhật Bản cần phải tự phát triển hoặc mua sắm các loại tên lửa mới để duy trì ưu thế trên bầu trời biển Hoa Đông.
Hiện nay, “chủ lực” của Nhật Bản trong các cuộc không chiến vẫn là tên lửa tầm ngắn AAM-4 và tên lửa tầm trung AAM-5 được nâng cấp ở Nhật Bản. Ông này cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang phát triển các loại tên lửa không đối không tầm trung được trang bị động cơ ramjet có hiệu suất cao hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét